Áp dụng 5 mẹo chăm sóc da tay đơn giản này đảm bảo bàn tay luôn nõn nà, mịn màng

Đây là thông tin và kiến ​​thức về Tips chăm sóc đôi bàn tay mềm mại cho chuyên viên Spa hay và đầy đủ nhất do Topthongtin24h.com tổng hợp và biên tập

Rất nhiều người thường ưu ái chăm sóc nhiều nhất cho da mặt và bỏ quên mất vùng da tay – “thủ phạm” tố cáo tuổi tác thật rõ ràng nhất. Mỗi ngày, đôi tay phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, rồi hóa chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén… nên rất dễ bị thô ráp, thiếu độ ẩm, đen sạm và nhăn nheo. Và 5 mẹo chăm sóc da tay đơn giản dưới đây sẽ giúp khắc phục tình trạng này, giúp đôi tay trở nên nõn nà, mịn màng.

Hạn chế dùng xà phòng diệt khuẩn

Nhiều người có thói quen rửa tay với xà phòng diệt khuẩn và nước rửa tay diệt khuẩn nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm này quá thường xuyên không hề tốt chút nào cả. Chất Triclosan là thành phần chính trong xà phòng diệt khuẩn có nhiều tác hại tiêu cực cho sức khỏe con người như gây dị ứng viêm da tiếp xúc hay kết hợp với clo trong nước máy tạo thành chất gây ung thư.

Bên cạnh đó, do chất diệt khuẩn không thể phân biệt được vi khuẩn nào có lợi, vi khuẩn nào có hại nên hầu hết các vi khuẩn có lợi cho cơ thể con người đều sẽ bị tiêu diệt trong quá trình sử dụng. Điều này, dẫn đến da tay sẽ bị khô, thô ráp, xấu đi qua thời gian do các chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt… có trong xà phòng diệt khuẩn.

Ap-dung-5-meo-cham-soc-da-tay-don-gian-nay-dam-bao-ban-tay-luon-non-na-min-mang-1

Vì vậy, để chăm sóc da tay luôn mịn màng, chỉ nên dùng xà phòng diệt khuẩn khi thật sự cần thiết, tránh lạm dụng. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm xà phòng/nước rửa tay khô dịu nhẹ, không chứa những thành phần gây hại như cồn, Triclosan, Sodium Lauryl Sulfate, đồng thời có bổ sung các thành phần dưỡng ẩm làm dịu da như lô hội, dầu olive, Glycerine…

Mách nhỏ: Nên dùng nước mát/nước ấm vừa đủ để rửa tay, tránh gây mất độ ẩm tự nhiên. Sau khi rửa, hạn chế dùng máy sấy tay dễ làm da tay bị khô và lây lan vi khuẩn, chỉ nên dùng khăn giấy/khăn bông mềm thấm khô nhẹ nhàng.

Đeo găng tay khi sử dụng các hóa chất tẩy rửa

Cũng tương tự như xà phòng diệt khuẩn, các loại hóa chất sử dụng trong nhà bếp, nhà tắm như nước rửa bát, bột giặt… có chứa các chất tẩy rửa, xút, chất hoạt động bề mặt không tốt cho da tay. Vì vậy, luôn nhớ đeo găng tay cao su khi quét dọn, làm vệ sinh nhà cửa, giặt giũ… để bảo vệ, chăm sóc da tay không bị hóa chất ăn mòn và luôn mềm mại, mịn màng.

Ap-dung-5-meo-cham-soc-da-tay-don-gian-nay-dam-bao-ban-tay-luon-non-na-min-mang-2

Thoa kem dưỡng ẩm cho da tay

Da tay cũng cần được dưỡng ẩm tương tự như da mặt vậy. Bạn nên mang theo bên người một tuýp kem dưỡng da tay để thoa thường xuyên mỗi khi thấy tay khô ráp, thiếu độ ẩm. Trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng chăm sóc da tay với công dụng dưỡng ẩm, làm trắng, chống lão hóa… tùy vào nhu cầu của mỗi người. Chỉ cần chọn sản phẩm thấm nhanh, không bết dính và không bị nhớt khi dính nước là được. Tiêu biểu như dòng kem dưỡng da tay chứa thành phần Q10 của Kose được rất nhiều người yêu thích.

Ap-dung-5-meo-cham-soc-da-tay-don-gian-nay-dam-bao-ban-tay-luon-non-na-min-mang-3

Ngoài kem dưỡng ra thì bạn cũng có thể sử dụng các loại dầu dưỡng tự nhiên để dưỡng ẩm cho tay như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu olive… Chỉ cần thoa đều lên tay, massage rồi đeo găng tay mỏng và đi ngủ. Sáng ra bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy da tay vô cùng mềm mịn, mướt mát.

Tẩy tế bào chết định kì

Bí quyết để sở hữu một đôi bàn tay đẹp đương nhiên không thể thiếu bước tẩy tế bào chết. Chỉ cần một tuần từ 1-2 lần đều đặn tẩy da chết cho da tay với các sản phẩm tẩy tế bào chết body mà bạn sẵn có như muối tắm, body scrub, da sẽ không còn tình trạng sần sùi, thô ráp nữa.

Ngoài ra, bạn có thể tự chế hỗn hợp tẩy tế bào chết cho riêng mình bằng đường nâu hoặc bã café, muối biển… kết hợp với dầu thiên nhiên. Đây cũng được xem như bước đắp mặt nạ, cung cấp dưỡng chất cho da tay nữa đó.

Rate this post

Related Posts