QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ

Dưới đây là danh sách Bệnh án ngoại trú y học cổ truyền hay nhất và đầy đủ nhất được tổng hợp bởi Topthongtin24h.com

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ.

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú là thực hiện đối với những người bệnh không nằm điều trị nội trú: Cụ thể như sau:

a- Bệnh nhân bị mắc bệnh Động kinh.

b- Bệnh nhân bị mắc bệnh Tâm thần phân liệt.

c- Bệnh nhân bị mắc bệnh Động kinh + Tâm Thần

d- Người bệnh có nguyện vọng được điều trị ngoại trú.

Bệnh nhân đã được điều trị ổn định tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh; cần tiếp tục điều trị duy trì tại Y tế cơ sở. TTYT huyện, trạm Y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đã được Bệnh viện Tâm thần tỉnh thống nhất cho điều trị tiếp.

2. Y tế cơ sở tuyến huyện trực tiếp và chỉ đạo và điều trị bệnh nhân tại nhà. Cụ thể như sau.

a- Ghi vào sổ quản lý bệnh nhân tại TTYT huyện và Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

b- Khám và Cấp phát thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân định kỳ I tháng 2 lần theo chỉ định của Bác sỹ chuyên khoa được ghi trong hồ sơ bệnh án ngoại trú..

c- Giám sát bệnh nhân tại gia đình bệnh nhân 1 bệnh nhân/quý/lần.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Tại khoa khám bệnh, các khoa phòng của Bệnh viện: Y, bác sỹ có trách nhiệm.

– Quyết định cho người bệnh được điều trị ngoại trú sau khi đã khám lâm sàng và xét nghiệm, có chẩn đoán xác định bệnh rõ ràng.

– Làm hồ sơ bệnh án ngoại trú đầy đủ như với người bệnh nội trú và theo dõi quản lý tại khoa Khám bệnh, và các khoa được giám đốc bệnh viện Tâm thần tỉnh giao nhiệm vụ.

Hồ sơ bệnh án ngoại trú cộng đồng được giao về cho các TTYT huyện, thành phố, thị xã quản lý tại các trạm Y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

– Có sổ y bạ (Sổ điều trị ngoại trú) được giao cho bệnh nhân để theo dõi điều trị ngoại trú. Sổ ghi rõ chẩn đoán, kê đơn điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc và hẹn khám lại. (Lấy số điện thoại của người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân để liên hệ trực tiếp khi cần).

– Khi kê đơn phải thực hiện đúng quy chế chẩn đoán bệnh làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị.

– Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập phục hồi chức năng.

– Người bệnh đang điều trị ngoại trú, nếu tình trạng diễn biến xấu phải chuyển tuyến trên hoặc bệnh viện Đa khoa tỉnh và khi cần được điều trị tiếp tục thì phải đăng ký điều trị ngoại trú lại từ đầu.

– Tại phòng tiêm, điều trị ngoại trú phải có đủ các phương tiện dụng cụ thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ kịp thời, có phác đồ chống sốc phản vệ treo đúng nơi quy định.

2. Tại các cơ sở y tế: Các TTYT huyện và các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

2.1; Quản lý bệnh nhân.

-Tiếp nhận người bệnh đến đăng ký tiếp tục theo dõi, điều trị ngoại trú.

– Hướng dẫn y tế cơ sở theo dõi; điều trị người bệnh ngoại trú và có kế hoạch tiếp tục giám sát định kỳ theo dõi sức khoẻ, kết quả điều trị tại gia đình.

– Kết hợp gia đình và y tế cơ sở, chăm sóc điều trị và theo dõi người bệnh tập luyện phục hồi chức năng tại nhà.

– Phát hiện kịp thời tình trạng người bệnh có những diễn biến xấu tại cộng đồng và xử lý theo chuyên khoa.

– Có thể kết hợp với các cơ sơ hành nghề y tế tư nhân theo dõi điều trị tại nhà theo hướng dẫn của y, bác sỹ chuyên khoa.

– Ghi vào sổ quản lý bệnh nhân tại TTYT huyện và trạm y tế xã, phường, thị trấn. Khi ghi hết sổ điều trị ngoại trú cán bộ Y tế xã thu lại sổ nộp cho cán bộ phụ trách huyện để đổi sổ vào cuối tháng khi đi quyết toán thuốc tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh để bệnh viện lưu và kiểm tra quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân.

– Báo cáo định kỳ theo mẫu hàng tháng, quý, năm theo quy định.

2.2; Cấp phát thuốc cho bệnh nhân.

– Cán bộ phụ trách chương trình tuyến xã lĩnh thuốc tại TTYT huyện về Trạm Y tế xã phải có phiếu xuất, phiếu nhập, và biên bản kiểm nhập . Giao cho kho dược của trạm cấp phát theo đúng quy chế dược.

– Cấp thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú một tháng 02 lần.

+ Lần 1 từ ngày 01 -> 05 hàng tháng. + Lần 2: từ ngày 15 -> 20 hàng tháng.

– Khi cấp thuốc cho bệnh nhân cán bộ phụ trách phải theo đúng chỉ định của Bác sỹ chuyên khoa đã chỉ định trong hồ sơ bệnh án ngoại trú. Không được tuỳ tiện thay đổi liều dùng. Ghi đúng hàm lượng, số lượng thuốc cấp trong 15 ngày vào Bệnh án, sổ điều trị ngoại trú của bệnh nhân (Ghi rõ liều dùng hàng ngày và thời gian uống thuốc) và phiếu cấp thuốc theo mẫu của bệnh viện Tâm thần tỉnh. Nếu cấp vượt quá số thuốc đã chỉ định trong bệnh án sẽ xuất toán và cán bộ phụ trách chương trình huyện, xã phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

– Cán bộ cấp thuốc (Dược sỹ, thủ kho) khi có phiếu được cán bộ phụ trách viết cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đến lĩnh thuốc. Phải ghi vào danh sách cấp thuốc và yêu cầu người nhận ký và ghi rõ họ tên vào phiếu lĩnh thuốc và danh sách cấp thuốc.

– Danh sách cấp thuốc trước khi đóng dấu phải được phô tô thành 03 bản. 01 bản gửi Bệnh viện Tâm thần tỉnh (Bản chính); 01 bản lưu tại TTYT huyện và 01 bản lưu tại trạm Y tế tuyến xã.

– Phiếu cấp thuốc gửi trả lại cho bệnh viện Tâm thần tỉnh kiểm tra quyết toán thuốc hàng tháng; làm căn cứ pháp lý và được lưu tại khoa dược bệnh viện theo đúng quy chế dược. Phiếu lĩnh thuốc phải có đủ các chữ ký: Chữ ký đóng dấu của Trạm trưởng y tế xã, phường, thị trấn hoặc cán bộ phụ trách chương trình được uỷ quyền; người cấp và người nhận ký và phải ghi rõ họ tên.

2.3; Dự trù thanh; quyết toán thuốc.

– Sau khi cấp thuốc cho bệnh nhân. Từ ngày 21->23 hàng tháng cán bộ phụ trách chương trình tuyến xã kết hợp với thủ kho dược lập dự trù thuốc tháng sau theo đúng số lượng thuốc đã cấp trong tháng trước theo mẫu quy định. Gửi báo cáo, danh sách cấp thuốc và phiếu cấp thuốc cho cán bộ phụ trách huyện để kiểm tra và tổng hợp lập dự trù gửi bệnh viện Tâm thần tỉnh.

– Tuyến huyện có trách nhiệm kiểm tra và tổng hợp phiếu cấp thuốc của tuyến xã và lập dự trù thuốc tháng sau cho bệnh viện Tâm thần tỉnh duyệt hàng tháng theo lịch quy định từ ngày 25 -> 30 hàng tháng.(Có lịch quyết toán thuốc sẽ được gửi hàng tháng cho các huyện).

– Tuyến huyện khi đi duyệt quyết toán và lĩnh thuốc cán bộ phải có giấy giới thiệu của giám đốc TTYT huyện và nộp đầy đủ các chứng từ cụ thể như sau.

+ TTYT huyện gồm: Phiếu xuất, phiếu nhập và Biên bản kiểm nhập.

+ Trạm Y tế xã gồm: Phiếu nhập, Xuất; Biên bản kiểm nhập, Phiếu cấp thuốc và danh sách cấp thuốc cho bệnh nhân),

+ Các loại báo cáo tháng, quý, năm theo quy định thì mới được lĩnh thuốc.

– Phòng Kế hoach tổng hợp (KHTH) và Khoa dược bệnh viện Tâm thần tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, quyết toán thuốc cho các đơn vị tuyến huyện từ ngày 25 -> 30 hàng tháng. Báo cáo Ban giám đốc phê duyệt; lập kế hoạch kiểm tra giám sát tại cộng đồng theo quy định và lập File quản lý riêng cho từng huyện.

– Trong quá trình thực hiện có vướng mắc xin liên hệ trực tiếp.

+ Giám đốc: BS Nguyễn Khánh Hải; DĐ 0912054991.

+ Phó Giám đốc: BS Lê Văn Tuấn; DĐ 0904113267.

+ Phó Giám đốc: BS Nguyễn Đức Chính; DĐ 0912974611.

+ Trưởng phòng KHTH: BS Nguyễn Thị Hồng; DĐ 01639089192.

Đề nghị các đồng chí Giám đốc các Trung tâm Y tế các huyện thị quan tâm chỉ đạo thực hiện. Bệnh viện Tâm thần xin trân trọng cảm ơn

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC

– Ban Giám đốc(C/đ)

– TTYT huyện(T/h)

– Các khoa, phòng(T/h);

– Lưu VT. (20bản).

Rate this post

Related Posts