Quy định về kích thước Pano quảng cáo trong và ngoài đô thị

Đây là thông tin và kiến ​​thức về Quy Định Kích Thước Biển Màn Hình Quảng Cáo Ngoài Trời hay và đầy đủ nhất do Topthongtin24h.com tổng hợp và biên tập

Vấn đề về kích thước biển quảng cáo ngoài trời được quy định tương đối chặt chẽ. Các bạn hãy tham khảo các quy định về kích thước Pano quảng cáo trong và ngoài đô thị trước khi thi công và triển khai quảng cáo để tránh trường hợp sai quy định gây ảnh hưởng tiêu cực nhé.

1. Kích thước Pano quảng cáo trong đô thị

1.1. Tại các khu vực công cộng

Kích thước Pano quảng cáo tại các khu vực công cộng quy định như thế nào?
Kích thước Pano quảng cáo tại các khu vực công cộng quy định như thế nào?

Đối với các khu vực công cộng thì kích thước biển quảng cáo ngoài trời được quy định theo các khu vực cụ thể sau.

  • Hai bên các tuyến đường đô thị
  • Tại cầu vượt/đường hầm dành cho người đi bộ
  • Trong các công viên
  • Dải phân cách đô thị

Hình thức quảng cáo dưới dạng bảng quảng cáo đứng độc lập. Và dưới dạng treo, gắn trên tường, lan can đối với các vị trí tại cầu vượt/đường hầm dành cho người đi bộ. Ngoại trừ dải phân cách đô thị thì phải quảng cáo dưới dạng hộp đèn quảng cáo đứng độc lập.

Kích thước biển quảng cáo có chiều cao tối thiểu 5,0 m và tối đa là 10 m. (được tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo Pano). Và khoảng cách tối thiểu là 100 m đối với các bảng quảng cáo liền kề trên cùng tuyến đường.

Kích thước biển quảng cáo ngoài trời quy định về chiều cao như thế nào?
Kích thước biển quảng cáo ngoài trời quy định về chiều cao như thế nào?

1.2. Bảng quảng cáo đặt tại các công trình, nhà ở riêng lẻ

  • Biển quảng cáo đặt tại mặt bên:

Số lượng không được vượt quá 2 bảng. Kích thước Pano quảng cáo sẽ có chiều cao tối đa 5 m, chiều dài không vượt quá giới hạn mặt tường.

  • Biển quảng cáo đặt tại mặt tiền:

Đối với bảng quảng cáo ngang thì mỗi tầng chỉ được phép đặt một bảng. Kích thước biển quảng cáo có chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình/nhà ở.

Biển quảng cáo đặt liền kề cách nhau tối thiểu bao nhiêu mét?
Biển quảng cáo đặt liền kề cách nhau tối thiểu bao nhiêu mét?

Đối với bảng quảng cáo dọc: Kích thước Pano quảng cáo có chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m. Và kích thước không được vượt quá chiều cao của tầng công trình/nhà ở nơi đặt bảng quảng cáo.

Tùy thuộc vào điều kiện thực tế và tình hình cụ thể của từng địa phương và địa hình của mỗi khu vực mà có thể có những quy định riêng và có sự chênh lệch về kích thước biển quảng cáo ngoài trời. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch cũng như khác biệt không quá lớn.

2. Kích thước Biển quảng cáo ngoài trời ngoài đô thị

2.1. Kích thước Pano quảng cáo tại tỉnh lộ

  • Diện tích: 90 đến dưới 120 m2
  • Khoảng cách tối thiểu: 20 m2
  • Chiều cao tối thiểu: 13 m2
  • Khoảng cách bảng liền kề trên đường thẳng: 150 – 200m
  • Khoảng cách bảng liền kề trên đường cong: 75 – 100m

2.2. Kích thước Biển quảng cáo tại huyện lộ

  • Diện tích: 40 – 100 m2
  • Khoảng cách tối thiểu: 15 m2
  • Chiều cao tối thiểu: 8 m2
  • Khoảng cách bảng liền kề trên đường thẳng: 100 – 150m
  • Khoảng cách bảng liền kề trên đường cong: 75 – 100m
Kích thước Biển quảng cáo ngoài trời ngoài đô thị
Kích thước Biển quảng cáo ngoài trời ngoài đô thị

2.3. Kích thước Biển quảng cáo ngoài trời tại quốc lộ

  • Diện tích: Từ 120 – 200 m2
  • Khoảng cách tối thiểu: 25 m2
  • Chiều cao tối thiểu: 15 m2
  • Khoảng cách bảng liền kề trên đường thẳng: 200 – 250m
  • Khoảng cách bảng liền kề trên đường cong: 150 – 200m

Lưu Ý:

– Khoảng cách tối thiểu sẽ được tính từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng

– Chiều cao tối thiểu sẽ được tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng

– Kích thước Biển quảng cáo ngoài trời tại quốc lộ quy định diện tích từ 120 – 200 m2

3. Thủ tục và hồ sơ xin giấy phép lắp đặt Pano quảng cáo

3.1. Hồ sơ xin giấy phép

Hồ sơ xin giấy phép gồm có những gì?
Hồ sơ xin giấy phép gồm có những gì?

– Đơn đề nghị cấp giấy phép quảng cáo (theo mẫu).

– Bản sao có giá trị pháp lý (bản sao đã được công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề, hàng hoá
  • Giấy đăng ký chất lượng hàng hoá, các giấy tờ tương tự về chất lượng hàng hoá
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tên sản phẩm, biểu tượng
  • Hợp đồng với người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm, phương tiện mà biển, bảng giấy phép quảng cáo sẽ đặt tại đó.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Mẫu (maket) sản phẩm biển quảng cáo phải thể hiện rõ màu sắc, kích thước biển quảng cáo ngoài trời (phải có đóng dấu của đơn vị đứng tên đề nghị cấp phép).

– Văn bản thỏa thuận giữa chủ giấy phép quảng cáo với đơn vị kinh doanh dịch vụ giấy phép quảng cáo

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với trường hợp đặt biển giấy phép quảng cáo tấm nhỏ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đó.

– Đối với địa điểm triển khai quảng cáo tấm lớn phải có văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thoả thuận về kiến trúc-quy hoạch.

3.2. Thủ tục xin giấy phép

  • Cơ quan cấp phép: Sở Văn hoá – Thông tin
  • Thời hạn cấp phép: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
  • Thủ tục đăng ký:
  • Bước 1. Hoàn chỉnh và nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
  • Bước 2. Bổ sung hoặc sửa đổi nếu hồ sơ chưa hợp lệ
  • Bước 3. Nhận phiếu hẹn và chờ xét duyệt (đối với hồ sơ hợp lệ)

Trên đây là các quy định về kích thước Pano quảng cáo trong và ngoài đô thị. Hy vọng gửi đến cho quý bạn đọc một bài viết với những thông tin hữu ích và vô cùng thiết thực.

WeWin – chuyên cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ quảng cáo ngoài trời với hiệu quả tối ưu.

Tìm hiểu thêm:

  • Pano quảng cáo là gì? Từ A-Z những điều bạn cần biết
  • Maquette là gì? Vai trò và ứng dụng của maquette trong quảng cáo
  • Đơn vị quảng cáo ngoài trời tại Hà Nội uy tín, chuyên nghiệp
Rate this post

Related Posts