Hướng đi nào cho sinh viên ngành Y học cổ truyền – Rightpath.edu.vn

Dưới đây là danh sách Y học cổ truyền làm công việc gì hay và đầy đủ nhất do Topthongtin24h.com tổng hợp và biên tập

Cơ hội việc làm Y học cổ truyền cũng tương đương với các ngành y học hiện đại khác. Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm phù hợp.

Y học Cổ truyền có dễ xin việc không?

Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, nhân lực ngành Y học cổ truyền đang thiếu rất trầm trọng. Do đó, nhiều trường đang tiến hành đào tạo thêm ngành Y học cổ truyền, thúc đẩy sự phát triển của ngành, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai.

Sau tốt nghiệp, sinh viên ngành Y học cổ truyền có thể làm việc tại bệnh viện Y học cổ truyền, khoa Y học cổ truyền tại những bệnh viện đa khoa, tỉnh, huyện hay cơ sở y tế…

Sinh viên được cung cấp nhiều kỹ năng chăm sóc và điều trị như khám chữa bệnh, kê đơn, bốc thuốc, điện châm, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… từ đó có thể mở phòng khám và điều trị bệnh tại nhà. Ngoài ra, sinh viên của ngành cũng có thể tham gia công tác phòng bệnh, tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền, phát hiện và xử lý bệnh cấp cứu… tại phường/ xã hay tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực y học cổ truyền.

Những năm gần đây, hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng được áp dụng phổ biến. Đây là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh chọn lựa. Tuy nhiên, lực lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực này, số lượng bác sĩ Y học cổ truyền tại hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế còn khá mỏng.

Bên cạnh đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao. Theo nhận định của chuyên gia trong ngành, cơ hội việc làm Y học cổ truyền cũng tương đương với các ngành y học hiện đại khác. Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Y học cổ truyền có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp.

Cơ hội việc làm ngành Y học cổ truyền

Sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền, bạn có thể làm việc ở nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau, cụ thể là:

  • Làm việc tại bệnh viện tuyến trung ương (những bệnh viện trực thuộc truyến trung ương thường sẽ có chuyên khoa y học cổ truyền riêng biệt).
  • Làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, phòng y tế có khoa y học cổ truyền.
  • Làm việc tại các phòng khám tư về y học cổ truyền, bấm huyệt, bốc thuốc.
  • Mở phòng khám tại nhà để khám chữa bệnh.
  • Mở nhà thuốc Đông y.
  • Làm giảng viên, nghiên cứu sinh tại trường đại học, cao đẳng nếu có chuyên môn tốt.

Học ngành Y học cổ truyền ra trường lương có cao không?

Tùy vào năng lực và kinh nghiệm có được, bạn sẽ nhận được mức lương tương ứng. Thông thường, ở vị trí bác sĩ Y học cổ truyền mới ra trường, chưa trau dồi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, bạn sẽ nhận được mức lương từ 4 – 5 triệu đồng/tháng. Đối với bác sĩ làm trong biên chế nhà nước, chưa tính các thu nhập khác tùy vị trí làm việc.

Nếu dày dạn kinh nghiệm hơn, bạn sẽ nhận từ 6 – 10 triệu đồng/tháng. Thực tế, mức lương của bác sĩ Y học cổ truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực, địa điểm làm việc, kinh nghiệm chuyên môn. Vì thế, lương của bác sĩ trong ngành không giống nhau. Bên cạnh lương cơ bản thì bác sĩ Y học cổ truyền còn được nhận thêm một số khoản trợ cấp, tăng ca…

Ngoài ra, không chỉ tiền lương nhận từ phòng khám mà nhiều người còn được khách yêu mến, tin tưởng và gọi về nhà làm. Cho nên, đối với ngành Y học cổ truyền mà nói, ngoài mức lương chính còn có nhiều khoản thu nhập bên ngoài khác nữa.

Những tố chất phù hợp với ngành Y học cổ truyền

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Y học cổ truyền, bạn cần có những tố chất sau:

  • Tố chất đầu tiên cần có của một người bác sĩ Y học cổ truyền đó là đức tính tỉ mỉ, cẩn thận. Bởi vì bạn biết rằng mỗi huyệt đạo hay một bài thuốc đông y, chỉ cần nhầm lẫn nhỏ là đã gây nguy hại rất lớn cho tính mạng người bệnh.
  • Tấm lòng bao dung, nhân hậu để cảm nhận được nỗi đau của người bệnh, từ đó có những phương pháp chăm sóc, cử chỉ nhẹ nhàng, tình cảm.
  • Nhẫn nại, kiên trì để tìm mọi biện pháp có thể để chữa bệnh cho bệnh nhân. Khi bạn có đủ bình tĩnh và yêu nghề, kiên trì với bệnh nhân nghĩa là bạn đã cho bệnh nhân có thêm được 30% cơ hội chữa trị bệnh, khỏi bệnh.
  • Luôn lạc quan và có niềm tin bởi vì trong lúc này bạn chính là niềm hy vọng và mong mỏi duy nhất giúp cho việc chữa trị khỏi của người bệnh.
  • Khả năng quan sát, phán đoán tốt, nhạy bén sẽ hình thành cho mình thói quen và cách thức chữa bệnh của riêng mình, tạo thêm cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân.
  • Có sức khỏe tốt, bởi nghề bác sĩ là một ngành nghề hết sức vất vả. Ví dụ như vào những đợt dịch bệnh, lượng người bệnh nhiều có thể bạn sẽ phải làm việc thâu đêm suốt sáng. Sức khỏe tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để bạn làm việc hiệu quả.

Rightpath.edu.vn hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về tiềm năng phát triển ngành nghề Y học cổ truyền và có định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Chúc bạn luôn thành công!

Rate this post

Related Posts