Mụn cám là gì? Nguyên nhân và cách trị mụn cám tại nhà hiệu quả

Tổng hợp thông tin về Nguyên nhân và cơ chế hình thành của MỤN CÁM hay nhất và đầy đủ nhất

Mụn cám là một loại mụn phổ biến, xuất hiện thành từng mảng trên bề mặt da và rất dễ lan rộng. Hơn nữa, loại mụn này tuy không gây đau đớn, sưng viêm nhưng lại làm mất đi vẻ tươi tắn, tươi trẻ của làn da khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Vậy mụn cám là gì? Nguyên nhân gì gây nên tình trạng mụn cám? Đâu là cách trị mụn cám hiệu quả nhất? Hãy cùng đến với bài viết ngày hôm nay với một số thông tin bổ ích về mụn cám cũng như các cách trị mụn cám cực đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.

1. Mụn cám là gì?

Dưới bề mặt da có chứa một số túi nhỏ với tên gọi là tuyến mồ hôi ở lớp hạ bì. Tuyến này sẽ tạo ra mồ hôi rồi đi qua các ống nhỏ và thoát ra từ lỗ chân lông. Lỗ chân lông có vai trò quan trọng trong việc giúp da được tản nhiệt, thông qua quá trình tiết mồ hôi và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, tuyến bã nhờn trên da cũng giúp da giữ được độ ẩm tự nhiên và tạo nên lớp màng bảo vệ da trước các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh. Các bã nhờn đi đến bề mặt da thông qua các lỗ chân lông trên da. Tuy nhiên, bã nhờn rất dễ hút các bụi bẩn, đọng lại trong lỗ chân lông và khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

Khi lỗ chân lông bị bít tắc, da rất dễ bị nổi mụn từ mụn cám, mụn ẩn đến mụn đầu đen, mụn bọc, mụn viêm,… Da mặt ở các vùng như mũi, trán, má là những nơi chứa rất nhiều tế bào chết, bụi bẩn và vi khuẩn gây mụn. Dù mụn cám không gây sưng viêm, đau đớn nhưng lại rất dễ xuất hiện, lan rộng sang các vùng khác và đặc biệt là khó chữa trị dứt điểm. Đồng thời, da nhiều mụn ẩn cũng thường bị sạm màu, sần sùi và không mềm mịn.

2. Cơ chế hình thành mụn cám

Mụn cám hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và tạo nên lớp sừng dày gây mụn. Khi gặp phải tình trạng bít tắc lỗ chân lông, các vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ lại tạo nên nhân mụn trắng hoặc đen. Dựa trên cơ chế này, có thể thấy rằng bất cứ một tác nhân nào gây kích thích quá trình tiết tuyến bã nhờn, tắc nghẽn lỗ chân lông đều có thể hình thành mụn cám. Quá trình hình thành mụn cám diễn ra theo trình tự 3 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1: Lỗ chân lông bị bít tắc

Các tế bào của tuyến bã thông thường sẽ bài tiết thông qua ống chân lông. Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và đào thải không theo cơ thế tự nhiên thì sẽ khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

Giai đoạn 2: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh

Tình trạng testosterone trong cơ thể tăng cao, gây tác động xấu đến quá trình sản xuất dầu nhờn trên bề mặt da. Do đó, có thể thấy tình trạng mụn cám ở nam giới thường nặng hơn nữ giới bởi sự khác biệt về lượng testosterone trong cơ thể của hai giới.

Giai đoạn 3: Vi khuẩn P.acnes tấn công

Khi nhân mụn cám bị các vi khuẩn gây mụn tấn công gây nên tình trạng viêm nhiễm, kết hợp với sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn có thể khiến tình trạng mụn tệ hơn và lan rộng sang những vùng khác trên da mặt.

3. Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn cám

3.1. Yếu tố bên trong:

  • Gen di truyền: Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng gen từ bố mẹ, ông bà hoặc họ hàng chiếm đến khoảng 50% tỷ lệ các trường hợp bị mụn cám. Nguyên nhân này gần như không thể tác động và ngăn chặn được.
  • Nội tiết tố thay đổi: Trong một số thời kỳ như tuổi dậy thì, chu kì kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh, các hormone nội tiết thường bị biến đổi đáng kể. Sự thay đổi khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn và gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành nên mụn cám.
  • Thần kinh căng thẳng kéo dài: Tình trạng này có thể khiến bạn lo lắng, khó tập trung và mất ngủ thường xuyên. Đồng thời, hormone nội tiết cũng bị thay đổi và kích thích quá trình hoạt động của tuyến bã nhờn – nguyên nhân chính gây nên mụn cám cũng như một số loại mụn khác.

3.2. Yếu tố bên ngoài:

  • Không làm sạch da kỹ càng: Nếu không chú trọng vào bước làm sạch da, các vi khuẩn, bụi bẩn và dầu nhờn sẽ tích tụ lại với nhau và gây bít tắc lỗ chân lông. Điều này không những khiến da bị viêm nhiễm mà còn gây nên mụn cám.
  • Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm: Việc bôi đắp quá nhiều loại sản phẩm chăm sóc da, đồ trang điểm lên da khiến da không có không gian để “thở”. Đồng thời, một số thành phần hóa học trong mỹ phẩm cũng khiến da bị bào mòn, yếu đi, tạo nên môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây mụn tấn công.
  • Lối sống không lành mạnh: Việc thường xuyên thức khuya, dành quá nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử và không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý có thể gây xáo trộn hormone nội tiết. Khi này, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động quá mức và hình thành nên mụn cám.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên nạp vào cơ thể thức ăn cay nóng, chiên rán, sử dụng đồ uống có ga, có cồn hay sử dụng chất kích thích có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan. Lúc này, gan không thể chuyển hóa và thải các độc tố ra khỏi cơ thể, gây vàng da và nổi mụn cám.
  • Không cung cấp đủ nước cho cơ thể: Nước chiếm hàm lượng lớn trong cơ thể người và đóng vai trò không thể thay thế trong việc chuyển hóa các chất, thanh độc, giải nhiệt. Do đó, nếu cơ thể bị thiếu nước thì sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn và tạo môi trường lý tưởng cho mụn phát triển.
  • Đồ dùng cá nhân không được vệ sinh thường xuyên: Các vật dụng cá nhân như chăn, ga, gối, khăn mặt,… chứa rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn gây mụn. Do đó, nếu không được thay thường xuyên có thể gây bí tắc lỗ chân lông và hình thành nên mụn.

4. Bật mí 6 cách trị mụn cám tại nhà hiệu quả

4.1. Trị mụn cám bằng Baking Soda

Bột Baking Soda là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc và rất được ưa chuộng trong việc điều trị mụn cám. Bạn có thể dễ dàng mua bột ở bất kỳ hệ thống siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc với giá thành vô cùng rẻ chỉ vài chục nghìn. Baking Soda nhờ vào đặc tính hóa học của muối lưỡng tính nên có khả năng làm sạch sâu lỗ chân lông, kháng khuẩn tốt và làm mờ thâm mụn hiệu quả. Đây là phương pháp trị mụn vừa đạt hiệu quả nhanh chóng vừa phù hợp với tài chính của các bạn.

Cách thức thực hiện:

  • Dùng từ 2 – 3 muỗng bột Baking Soda, 1 muỗng nước sạch hoặc 1 muỗng nước cốt chanh tùy vào ý thích.
  • Sử dụng một chén sạch rồi trộn đều hỗn hợp, sau đó thoa đều lên những vùng bị mụn cám.
  • Sau khoảng 10 phút thì có thể rửa lại với nước sạch.

Lưu ý: Bột Baking Soda có khả năng kiềm dầu rất tốt nên những bạn nào sở hữu làn da khô nên cân nhắc kỹ càng trước khi sử dụng. Ngoài ra, với hàm lượng axit khá cao thì bột Baking Soda có thể gây châm chích hoặc sưng ngứa với một số bạn da nhạy cảm. Do đó, trước khi sử dụng cách này bạn nên thử trước ở tay hoặc vùng cổ trước khi thoa lên mặt nhé.

4.2. Trị mụn cám bằng mật ong

Mật ong được xem là “thần dược” đến từ thiên nhiên trong việc nuôi dưỡng làn da và điều trị mụn cám thần tốc. Trong mật ong chứa hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cung cấp độ ẩm và làm mềm da tức thì. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường trôi nổi rất nhiều mật ong giả, không rõ nguồn gốc và giá thành của mật ong thật thì lại khá cao. Do đó, bạn cần cẩn thận tìm hiểu kỹ trước khi mua, tránh “tiền mất tật mang”.

Cách thức thực hiện:

  • Chuẩn bị một chén nhỏ mật ong, một cọ sạch để thoa mật ong lên mặt.
  • Nhúng cọ vào mật ong và thoa đều khắp mặt. Những vùng bị mụn ẩn nhiều thì có thể thoa mật ong dày hơn, mát xa thật nhẹ toàn bộ khuôn mặt để mật ong thấm nhanh hơn vào da.
  • Sau từ 20 – 30 phút, sờ lên mặt nếu thấy mật ong đã khô thì có thể rửa sạch lại với nước.

Bên cạnh sử dụng mật ong nguyên chất, bạn cũng có thể kết hợp mật ong với giấm táo để tăng khả năng kiềm dầu cho da.

4.3. Trị mụn cám bằng nha đam

Nha đam là một nguyên liệu rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da và đặc biệt là sản phẩm trị mụn bởi khả năng loại bỏ mụn cám, mụn trứng cá vô cùng hữu hiệu. Đồng thời, nha đam cũng chứa rất nhiều dưỡng chất giúp làm dịu da, cung cấp độ ẩm cần thiết và giữ cho da luôn mềm mịn. Nha đam còn thường xuyên được sử dụng để giảm kích ứng, phục hồi da sau khi sử dụng phương pháp tẩy mụn cơ học.

Cách thức thực hiện:

  • Chuẩn bị một nhánh nha đam đã rửa sạch, bỏ phần vỏ bên ngoài chỉ lấy phần gel bên trong
  • Dùng máy xay hoặc dao băm nhuyễn nha đam và trộn chung với một ít nước sạch
  • Thoa đều hỗn hợp lên toàn bộ mặt, mát xa nhẹ để dưỡng chất trong nha đam thẩm thấu sâu vào bên trong da
  • Sau 15 phút thì rửa sạch mặt lại với nước lạnh

Nếu kiên trì thực hiện phương pháp này mỗi ngày thì bạn sẽ thấy da giảm mụn đáng kể. Bạn nên thực hiện đắp mặt nạ nha đam trước khi đi ngủ vì đây là giai đoạn da dễ hấp thụ dưỡng chất nhất.

4.4. Trị mụn cám bằng lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho da và đặc biệt phát huy tác dụng với da dầu mụn. Hơn nữa, với cách trị mụn cám này, lỗ chân lông cũng được thu nhỏ đáng kể và da trông mịn màng hơn mà không khiến da khô rát hay đau như mặt nạ lột mụn thông thường. Nguyên liệu và cách thực hiện lại khá đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.

Cách thức thực hiện:

  • Xông hơi mặt hoặc sử dụng khăn ấm lau toàn bộ bề mặt da để giúp lỗ chân lông được giãn nở
  • Sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da
  • Đánh bông lòng trắng trứng (có thể trộn chung với 1 ít mật ong). Sau đó ngâm mặt nạ giấy vào hỗn hợp trên trong 1 phút.
  • Sau 30 – 45 phút, khi đã thấy mặt nạ khô thì lột mặt nạ từ chiều từ dưới lên để lấy được nhiều mụn cám hơn. Tiếp đó rửa mặt lại với nước lạnh để thu nhỏ lỗ chân lông.

4.5. Trị mụn cám bằng dưa leo

Dưa leo có chứa đến 95% là nước nên có khả năng bổ sung độ ẩm cho da vô cùng tuyệt vời. Đồng thời, loại quả này chứa hàm lượng cao các khoáng chất, vitamin như chất xơ, kẽm, Mg, vitamin C,… giúp loại bỏ mụn cám và dưỡng trắng da hiệu quả. Do đó, phương pháp này phù hợp cho mọi loại da, đặc biệt là làn da nhạy cảm, da khô và thiếu ẩm.

Cách thức thực hiện:

  • Chọn quả dưa leo tươi xanh rồi rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Trộn 2 thìa nước cốt chanh với dưa leo thái mỏng, rồi xay nhuyễn hỗn hợp trên.
  • Làm sạch mặt với nước lạnh rồi thoa đều hỗn hợp lên đều toàn bộ bề mặt da, đặc biệt là những vùng bị mụn cám.
  • Sau 15 phút thì rửa sạch da với nước ấm.

Có thể thực hiện 2 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt nhất!

4.6. Trị mụn cám bằng Serum trị mụn Oriss

Bên cạnh các liệu pháp thiên nhiên, các sản phẩm trị mụn có chứa các chiết xuất 100% từ các thực vật quý hiếm trong thiên nhiên sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị mụn cám. Serum trị mụn Oriss sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang phải “đau đầu” với làn da dầu mụn.

Oriss là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai tinh chất thiên nhiên được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu gồm tinh chất Tràm trà và lá chanh Lim thơm. Trong đó, tinh chất Tràm trà đóng vai trò kháng khuẩn, kháng viêm và giảm sưng tấy các nốt mụn. Ngoài ra, tinh chất còn giúp tái tạo làn da tổn thương do mụn và giảm thâm mụn rõ rệt. Chiết xuất lá chanh Lim thơm thì góp phần bổ trợ cho tinh chất Tràm trà với khả năng điều tiết lượng dầu trên da và giúp da luôn khô thoáng cả ngày dài.

Mụn cám là vấn đề về da rất phổ biến và khá khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, chỉ cần kiên trì chăm sóc da, áp dụng các phương pháp điều trị mụn tại nhà trên và duy trì lối sống lành mạnh thì bạn sẽ nhanh chóng sở hữu làn da mịn màng, khỏe mạnh.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

[Bật Mí] 10 cách trị mụn tại nhà đơn giản cho hiệu quả tốt

Bật mí 6 cách trị mụn thâm tại nhà an toàn và hiệu quả

TOP 9 Serum Trị Mụn tốt nhất được chuyên gia khuyên dùng

Top 9 loại kem trị mụn cám tận gốc hiệu quả nhất

Rate this post

Related Posts