30 phút tự làm nhà thông minh với Google Home đơn giản – chi phí chỉ 1,2 triệu | Nơi Tôi Sống

Có phải bạn đang tìm kiếm Nhà thông minh Google Home hay nhất do chúng tôi tổng hợp

Trong bài viết này Nơi Tôi Sống sẽ chia sẻ và hướng dẫn tự thiết lập hệ thống nhà thông minh đơn giản với chỉ hai thiết bị duy nhất. Tổng chi phí cho hệ thống nhà thông minh này thực tế sẽ chỉ tiêu tốn khoảng 1,2 triệu VNĐ nhé.

Để không làm cho các bạn quá hoang mang về khái niệm nhà thông minh thì Nơi Tôi Sống có thể nhanh gọn đưa ra lời hứa như thế này nhé:

Kết thúc bài hướng dẫn này bạn sẽ có thể ở bất cứ đâu trong nhà của mình và nói “bật quạt”… quạt sẽ chạy. Hay “bật tivi”; “tắt máy lạnh phòng ngủ”… các thiết bị sẽ tự động tắt hoặc bật. Thậm chí bạn sẽ ra lệnh cho cái loa nho nhỏ chơi một bản nhạc nào đó của Taylor Swift chẳng hạn…

***Các bạn có thể xem video ngay bên dưới đây, bé của Nơi Tôi Sống có thể ra lệnh cho tivi, quạt tự tắt mở:

Nhưng trước khi đi vào từng bước hướng dẫn chi tiết thì chúng ta vẫn nên dành một phút để hiểu xem một hệ thống nhà thông minh là gì đã nhỉ 😎

Nhà thông minh là gì?

Về cơ bản nhà thông minh là một ngôi nhà (căn hộ) được tích hợp một số thiết bị giúp cho chúng ta có thể rảnh tay hơn. Các thiết bị này sẽ được tự động ví dụ như đèn có thể tự sáng khi chúng ta mở cửa bước vào, rèm cửa có thể tự kéo lại khi chúng ta ra lệnh, và thậm chí như bạn đã thấy chúng ta có thể ra lệnh cho ti vi, quạt, máy lạnh bật, tắt theo ý muốn cho dù bạn đang ở trong nhà hay ở tận bên Mỹ.

Còn nhiều tính năng khác nhằm giúp cho cuộc sống ngày càng tiện nghi, an toàn và góp phần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.

Đó chính là nhà thông minh hay tiếng anh gọi là Smart Home!

Thực ra khái niệm nhà thông minh đã được nhắc đến vài năm trở lại đây, tuy nhiên vào tháng 5/2019 này khi mà công ty công nghệ Google chính thức tích hợp ngôn ngữ tiếng Việt vào Google Assistant (chúng ta sẽ nói kỹ về cái này bên dưới) thì việc tự làm một hệ thống nhà thông minh ngày càng trở nên đơn giản hơn. Và quan trọng ai cũng có thể mua các thiết bị nhà thông minh với giá rẻ và thiết lập trong khoảng 30 phút đồng hồ.

Giải pháp thiết lập nhà thông minh trong bài viết này hoạt động như thế nào?

Rất có thể bạn đang tự hỏi: Để tự làm nhà thông minh thì cần những thiết bị gì?

Câu trả lời là: Tuỳ theo nhu cầu của bạn? Mức độ chịu chơi, chịu chi của bạn là bao nhiêu?

Nhưng như đã nói ngay từ đầu bài viết Nơi Tôi Sống đang muốn hướng dẫn bạn tự làm hệ thống nhà thông minh đơn giản nhất, dễ nhất và đặc biệt phải là rẻ nhất.

Do đó ở hướng dẫn này Nơi Tôi Sống sẽ sử dụng hệ sinh thái của Google. Và chỉ cần 2 thiết bị bạn có thể biến tivi, quạt, máy lạnh… ngu ngốc thành thông minh đấy.

tự làm nhà thông minh với google home

Một số yếu tố, thiết bị bắt buộc cần chuẩn bị:

1. Internet – điều này là tất nhiên rồi, để thiết lập hệ thống nhà thông minh thì ít nhất ngôi nhà của bạn cần có internet vì tất cả các thiết bị cần kết nối với nhau trên không gian mạng mà.

2. Một chiếc điện thoại thông minh – để cài đặt ứng dụng Google Home, Google Assitant, một số ứng dụng khác tuỳ vào thiết bị thông minh (như đèn, rèm,…) mà bạn sử dụng.

3. Một cục Broadlink RM3 Mini (giá 260k) – để điều khiển các thiết bị hiện tại trong nhà bằng remote hồng ngoại.

Mua Broadlink RM3 Mini tại Shopee (260k)

Tức là cái cục này sẽ bắt đầu thay thế tất cả các remote hiện bạn đang sử dụng, ví dụ trong phòng khách nhà bạn có 1 cái tivi, 1 cái quạt, một cái máy lạnh… thì với cái cục Broadlink RM3 Mini bạn không cần dùng từng remote nữa mà chỉ cần ra lệnh là nó hoạt động chung cho cả 3 thiết bị trong phòng khách luôn nhé.

Lưu ý: Cách hoạt động của cục Broadlink RM3 Mini này có một điểm mà bạn cần lưu ý đó là, nó có tác dụng phát ra sóng hồng ngoại vì vậy nó cần phải nhìn thấy (đúng nghĩa đen nhé) các thiết bị khác như quạt, tivi, máy lạnh nhé. Nó sẽ không thể hoạt động nếu bạn đặt nó ở phòng khách mà buộc nó điều kiển máy lạnh trong phòng ngủ được (vì nó không thấy cái máy lạnh). Nếu muốn điều khiển thêm một các thiết bị ở phòng khác thì bạn cần đặt mỗi phòng 1 cục.

4. Một loa Google Home Mini (880k) – để nhận lệnh giọng nói và cũng đồng thời là loa phát nhạc luôn nhé.

Mua loa Google Home Mini trên Shopee với giá 399k

Nơi mua & giá bán:

[content-egg-block template=offers_list]

Với một chiếc loa này bạn đặt trong nhà thì bạn có thể ngồi bất cứ đâu và ra lệnh nhé (Miễn là không gian nhà đủ để chiếc loa này nghe thấy giọng bạn là được – trong trường hợp nhà nhiều phòng, rộng thì bạn có thể sử dụng nhiều loa)

Tạm thời đến đây là bạn đã đủ các thiết bị cần có để tự làm một hệ thống nhà thông minh rồi đó, tuy nhiên nếu bạn cần đèn hay các thiết bị khác thì có thể mua thêm nhé.

Hướng dẫn cách thiết lập nhà thông minh với Google Home

Trước hết để tiện theo dõi bạn có thể xem video bên dưới đây để rõ hơn hệ thống nhà thông minh hoạt động như thế nào nhé!

Bước 1: Thiết lập điều khiển hồng ngoại Broadlink RM3 Mini

Nhắc lại cục Broadlink RM3 Mini này cũng dùng sóng hồng ngoại để gửi lệnh cho các món đồ gia dụng như máy lạnh, TV, quạt, hệ thống âm thanh, loa và bất kì món đồ nào được điều khiển bằng remote hồng ngoại.

Cục Broadlink sẽ phát sóng hồng ngoại theo 360 độ do nó có nhiều đèn hồng ngoại gắn bên trong nên bạn không nhất thiết phải canh đúng hướng như khi bấm remote (phải chĩa remote về thiết bị).

Miễn là cục Broadlink này nhìn thấy các thiết bị là được nhé, cũng như khi bạn dùng remote, bạn không thể ở trong phòng này rồi điều khiển thiết bị ở phòng khác được.

Hướng dẫn thiệt lập broadlink rm3 mini

Các cục Broadlink có tích hợp Wi-Fi nên chúng có thể truy cập vào mạng nội bộ nhà bạn và đi ra Internet. Đây là cách mà cục Broadlink nhận lệnh từ bạn, sau đó dịch lệnh này thành tín hiệu hồng ngoại và gửi tới thiết bị tương ứng.

Tất cả các hoạt động này được kết nối qua app Google Home & trợ lý ảo Google Assitant

Cách thiết lập cũng rất đơn giản, trước hết bạn cần

  • Cắm điện cho cục Broadlink qua cáp USB nhé.
  • Sau đó tải ứng dụng Broadlink RM Mini 3 (app tên là ihc – Intelligence Home Center – lưu ý tải bản app global, không phải bản cho thị trường Châu Âu EU)
      • Link tải cho iOS
      • Link tải cho Android

cach thiet lap ung dung brodlink rm3 mini

Sau khi tải ứng dụng về máy bạn có thể đăng nhập bằng chính tài khoản Facebook, hoặc bằng email hay số điện thoại đang dùng đều được nhé.

  • Tiếp theo bạn cần add phần cứng là thiết bằng cách vào Devices -> Universal Remotes -> RM mini 3
  • Nhập thông tin WiFi nhà bạn vào để kết nối thiết bị như hình bên dưới nhé.

cách cài đặt cục brodlink rm3 mini

Sau khi đã thêm được cục Broadlink RM3 Mini vào rồi thì bây giờ bạn có thể bắt đầu thêm các thiết bị muốn điều khiển vào nhé.

Bây giờ Nơi Tôi Sống sẽ thêm Tivi vào nhé. Thao tác thêm cũng rất đơn giản bạn chọn mục TV -> Sau đó gõ tên thương hiệu tivi đang dùng vào ô Search -> sau đó đặt tên cho thiết bị đó.

cách thêm thiết bị vào brodlink rm3 mini

Sau khi thêm xong thiết bị được hỗ trợ vào Broadlink, có một cái rất quan trọng là vụ đặt tên cho thiết bị đó. Kinh nghiệm nên đặt tên như sau:

  • Máy lạnh, điều hòa: đặt tên có chữ “AC”, ví dụ “Baby Room AC” cho máy lạnh phòng em bé. Tên này sẽ được Google dùng và chữ AC cũng dễ đọc (viết tắt cho Air Conditioner)
  • Quạt: đặt tên có chữ “fan”
  • Tivi: đặt tên có chữ “windows”, Ví dụ: Living Room TV Windows -> ý là Tivi ở phòn khách

Hầu hết các thiết bị hiện nay đều được Brodlink hỗ trợ đầy đủ, nếu nhà bạn có các đồ gia dung hơi “cổ” một chút thì bạn vẫn có thể dạy lệnh cho các thiết bị không hỗ trợ nhé.

Cách dạy lệnh cho các thiết bị mà Brodlink không hỗ trợ: Nơi Tôi Sống có dùng một chiếc quạt Midea và không được hỗ trợ nên sẽ cần dạy lệnh như sau

Kết nối cục Broadlink vào Wi-Fi bằng cách cấp nguồn, sau đó:

  • Bấm vào Devices > chọn cục Broadlink của bạn > Add appliance > chọn loại thiết bị > Add a new device
  • Ở cuối màn hình có dòng chữ “Can’t find my brand…”, nhấn vô đócách dạy lệnh cho thiết bị không được brodlink rm3 mini hỗ trợ
  • Chĩa remote điều khiển của mình vào Broadlink RM Mini 3
  • Trên màn hình sẽ hiện một loạt các nút nhấn, ví dụ nút nguồn. Lúc này app sẽ yêu cầu bạn dùng nút nguồn trên remote thật chĩa vào Broadlink RM Mini 3 và bấm để nó ghi nhận tín hiệu. Vậy là Broadlink RM Mini 3 đã biết được dữ liệu sẽ truyền tới quạt của bạn để bật. tắt rồi đấy.cách dạy lệnh broadlink rm3 mini
  • Làm tương tự cho việc dạy nút quay quạt, nút tăng giảm sức mạnh của quạt, nút hẹn giờ bật tắt…

Đến đây thì bạn đã hoàn toàn có thể dùng app Broadlink để điều khiển các thiết bị được thêm vào rồi đó, tức là ứng dụng Broadlink trên điện thoại của bạn bây giờ đóng vai trò như một cái remote. Từ lúc này bạn có thể ở cơ quan hay bất cứ đâu vẫn có thể điều khiển các thiết bị ở nhà, miễn là có kết nối mạng.

Nhưng như vậy là chưa đủ, một ngôi nhà thông minh thì cần phải ra lệnh được bằng giọng nói cơ, chứ mỗi lần cần điều khiển gì lại phỉa đi tìm điện thoại, mở app lên xong bấm thì thà dùng cái remote cho nhanh đúng không?

Để có thể ra lệnh bằng giọng nói thì chúng ta cần thao tác thêm các bước sau nhé.

Bước 2: Cách kết nối Broadlink với ứng dụng Google Home

Chúng ta sẽ cần cài ứng dụng Google Home và kết nối Broadlink RM3 Mini vào như sau:

  • Lấy điện thoại của bạn ra và cài app Google Home vào nhé (link cài cho Android, link cài cho iOS),
  • Chọn tài khoản Gmail mà bạn muốn sử dụng

cách cài ứng dụng google home làm nhà thông minh

Sau đó bạn vào Thiết lập -> Thêm thiết bị mới > Dịch vụ đã liên kết > chọn Broadlink ihc (tìm kiếm bằng chữ “ihc”) > đăng nhập tài khoản Broadlink vào. Tiếp theo là chọn các thiết bị bạn đã thêm vào nhé.

cách kết nối broadlink với google home

Cuối cùng trong ứng dụng Google Home bạn sẽ có các phòng và trong mỗi phòng sẽ có các thiết bị trong phòng đó như bên dưới đây.

Như vậy là xong phần ứng dụng Google Home. Sau này có thêm các thiết bị mới ở các phòng khác trong nhà thì bạn chỉ cần thêm vào trong ứng dụng Broadlink, sau đó lại qua app Google Home để add vào từng phòng cụ thể là được.

Bước 3: Cách kết nối loa Google Home Mini với ứng dụng Google Home

Bây giờ lấy cái loa Google Home Mini ra và cắm điện vào, loa này cần được cắm điện 24/24 và cần được bật công tắc micro (ở dưới đế). Sau khi cắm điện thì Google Home Mini sẽ tự động kết nối vào mạng Wifi nhà bạn.

tự làm nhà thông minh với google home mini

Tuy nhiên bạn cần thêm loa Google Home Mini này vào ứng dụng Google Home bằng cách.

Trong ứng dụng Google Home chọn thiết lập thiết bị mới -> Sau đó Google home sẽ tự tìm ra cái loa của bạn -> Nó sẽ hỏi bạn có nghe thấy loa nói gì không? -> chọn có. Tiếp theo hãy nói hai câu “Ok Google” & hai câu “Hey Google”

Cách thêm loa google home mini vào app google home

Như vậy là xong bây giờ cái loa Google Home Mini đã được đồng bộ và thêm vào ứng dụng nhà thông minh Google Home rồi đó.

Bước 4: Cài đặt trợ lý ảo Google Assistant và liên kết với Google Home

Để ra lệnh bằng giọng nói thì bạn cần cài đặt ứng dụng trợ lý ảo Google Assistant vào điện thoại nhé. Về cơ bản Google Assistant sẽ như một “cô trợ lý ảo” trong nhà của bạn, bạn chỉ cần nói hoặc ra lệnh là cô trợ lý ảo này sẽ tìm mọi cách để thực thi cho bạn.

  • Nếu bạn đang dùng điện thoại chạy Android thì rất đơn giản vì Google Assitant đã có sẵn trên máy, chỉ cần chuyển ngôn ngữ thành tiếng Việt để nhận diện tốt hơn thôi.

Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách vào App Google chọn vào mục “thêm” ở góc phải màn hình > chọn Cài đặt > Trợ lý Google.

Tiếp theo, vào “Trợ lý” > Ngôn ngữ > lựa chọn tiếng Việt trong danh sách. Lúc này, Google sẽ yêu cầu bạn đọc cụm từ “OK Google” 4 lần để nhận dạng giọng nói.

  • Nếu dùng IOS thì vào Appstore tìm ứng dụng Google Assitant và tải về nhé

Cách kết nối Google Assitant với Google Home

Bây giờ hãy mở ứng dụng Google Assistant lên sau đó đọc lệnh “đồng bộ thiết bị của tôi” (hoặc “sync my devices”) để sync các thiết bị mà trợ lý ảo Assistant nhận biết ngay trong mạng nhà bạn nhé.

Đến đây là đã xong bạn có thể thưởng thức và trải nghiệm hệ thống nhà thông minh đơn giản rồi nhé.

Lời kết

Như vậy với bài viết này Nơi Tôi Sống đã hướng dẫn cho bạn chi tiết cách thiết lập một hệ thống nhà thông minh đơn giản bằng cách sử dụng hệ sinh thái nhà thông minh của Google Home thông qua trợ lý ảo Google Assistant.

Về cơ bản bạn có thể tự làm nhà thông minh như thế này chỉ trong vòng 30 phút với chi phí khá rẻ, tất nhiên nếu nhu cầu bạn cần nhiều hơn thì sẽ cần nhiều thiết bị hơn như robot hút bụi hay hệ thống ra lệnh đèn tự sáng, tự tắt, đổi màu, tăng giảm độ sáng. Thậm chí hệ thống rèm tự kéo hoặc camera an ninh… đều hoạt động tốt với hệ sinh thái này.

Phải nói rằng với công nghệ phát triển theo từng ngày như hiện nay thì xu hướng về nhà thông minh chắc chắn sẽ là một trong những giải pháp giúp chúng ta có thêm nhiều tiện ích hơn, cuộc sống cũng trở nên “công nghệ hơn” rất rất nhiều.

Bạn nghĩ sao về hệ thống nhà thông minh đơn giản này? Bạn có ý định tự làm một hệ thống nhà thông minh cho riêng mình? Nếu trong quá trình thao tác, thiết lập có bất cứ vấn đề nào cần hỗ trợ hãy để lại một bình luận ngay bên dưới để Nơi Tôi Sống hỗ trợ bạn nhé!

Giải pháp nhà thông minh uy tín [box type="success" align="" class="" width=""]

Giải Pháp Nhà Thông Minh IDeatech

IDeatech Việt NamCông Ty TNHH Giải Pháp Viễn Thông Miền Nam; Có thể là tên xa lạ đối với nhiều người cũng như nói về nhà thông minh vậy. Về đánh giá sơ bộ bản thân đã sử dụng dịch vụ thì tổng quan về chất lượng sản phẩm, giải pháp tối ưu, tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt hoàn toàn mình cảm thấy hài lòng so với những đơn vị khác đã từng tư vấn, mọi người có thể tham khảo về một số ý ngay sau đây:

Phương châm của IDeaTech là Chuyên Gia Giải Pháp, Thi Công và Lắp Đặt Thiết Bị Của Hệ Thống Điện Thông Minh – Nhà Thông Minh Uy Tín, Chất Lượng Hàng Đầu Hiện Nay.

Giải Pháp Nhà Thông Minh IDeatech

Ưu điểm:

  • IDeatech có Nhóm đội ngũ kỹ sư có tài và đam mê, từ đó có thể kiến tạo nên những sản phẩm dịch vụ uy tín, chất lượng và tiết kiệm nhất đến với khách hàng;
  • Sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý;
  • Tư vấn nhiệt tình, cụ thể;
  • Lắp đặt, thi công nhanh chóng;
Dịch Vụ
  • Hệ thống đèn chiếu sáng.
  • Đóng mở rèm cửa tự động.
  • Hệ thống âm thanh nghe nhạc thư giản từng phòng độc lập
  • Điều khiển hệ thống điều hòa riêng lẻ và điều hòa tập trung
  • Bật tắt, hoặc hẹn giờ cho máy nóng lạnh hoạt động trước khi trở về nhà
  • Bật tắt TV từ xa khi cần thiết
  • Kiểm soát đóng mở cửa từ xa, có cảnh báo và lưu lại lịch sử đóng mở cửa
  • Hệ thống tưới cây tự động bằng 1 chạm trên điện thoại hoặc cài lịch trình tưới
  • Điều khiển nhà thông minh của bạn bằng giọng nói ngay trên điện thoại của bạn. mà không cần thông qua trợ lý: Google home, Alexa, …
  • Tất cả các tính năng trên có thể tạo ngữ cảnh cho ngôi nhà bạn theo ý tưởng của bạn.
Các Gói Dịch Vụ Nhà Thông Minh Tại IDeatech
Combo 1 Gồm 1 phòng khách, 1 phòng ngủ phí lắp đặt và phí dịch vụ nâng cấp cho mọi thiết bị nhà thông minh 8.900.000 vnđ
Combo 2 Gồm 1 phòng khách, 2 phòng ngủ phí lắp đặt và phí dịch vụ nâng cấp cho mọi thiết bị nhà thông minh 11.990.000 vnđ
Combo 3 Gồm 1 phòng khách, 3 phòng ngủ phí lắp đặt và phí dịch vụ nâng cấp cho mọi thiết bị nhà thông minh 15.990.000 vnđ
Thông Tin Liên Hệ: Công Ty TNHH Giải Pháp Viễn Thông Miền Nam [/box]
Rate this post

Related Posts